CHIA SẺ


Nghề MLM bằng cả trái tim

Bất cứ ai cũng hiểu rằng đội ngũ nhà phân phố (MLM) năng động và hiệu quả là yếu tố thành công chính cho sự phát triển thịnh vượng của hầu hết các công ty trong môi trường kinh doanh ngày nay. Chính vì vậy, nghề  (mlm) đang trở thành một trong những nghề hấp dẫn và đầy lôi cuốn với lao động trẻ. Và hấp dẫn hơn, không nhất thiết bạn phải tốt nghiệp đại học, cao đẳng mới làm MLM được. Bạn còn mong đợi gì hơn thế nữa?



Thành công hay thất bại của một nhà phân phối được đo đếm bằng chính doanh thu mà họ mang đến cho công ty.

Nhân viên MLM  thường được biết đến như những người có tài ăn nói, lanh lợi và nhất là khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng (KH). Đạt được điều đó đòi hỏi mỗi người làm MLM  luôn phải nỗ lực trong công việc.

Tiềm năng ngành nghề MLM

Có không ít người có thái độ không tốt đối với những nhà phân phối  bởi họ cho rằng những người đó là những người tiếp thị, chuyên gõ cửa từng nhà để ra bán những thứ hàng hóa ế ẩm, chất lượng thấp bằng cái giọng lưỡi vô cùng dẻo. Thậm chí, còn có người cho rằng những người làm MLM  là những “chuyên gia đeo bám” cho đến khi KH chấp nhận mua những hàng hóa chất lượng thấp của họ mới thôi. Họ cho rằng chỉ những người không có việc làm, những người trình độ thấp mới đi làm nghề này…

Nguyên nhân nảy sinh ra những thái độ chủ quan đó là do đã từng có một thời gian xuất hiện không ít những người bán hàng như vậy. Những người làm MLM  chuyên nghiệp gọi những người này là “con sâu làm rầu nồi canh”. Trên thực tế, ngày nay, nghề MLM  đang thu hút rất nhiều bạn trẻ năng động muốn thử sức với lĩnh vực kinh doanh buôn bán đầy tiềm năng.

Không ít người trong chúng ta luôn nghĩ, việc trở thành một Thủ Lĩnh  giỏi thực sự là một viễn cảnh xa vời, đặc biệt khi bạn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trái ngược với suy nghĩ ấy, trong chia sẻ của mình, những người kỳ cựu trong nghề lại có một viễn cảnh rộng mở cho bạn, nếu bạn thực sự thích làm MLM .

Thị trường rộng mở cho phép KH có rất nhiều sự lựa chọn cùng một dòng sản phầm (SP) cho nhu cầu của mình. Nhà phân phối  chính là một cầu nối liên kết giữa KH với SP của công ty mình. Ngoài khoản thu nhập cố định ra, phần trăm hoa hồng nhận được sau mỗi chữ kí của khách hàng sẽ đem đến cho nhà phân phối một cuộc sống khá sung túc. 

Được đánh giá là một trong những nghề năng động nhất hiện nay, MLM  thu hút không ít bạn trẻ, trong đó có không ít là giới sinh viên ngay từ khi còn đi học hay mới ra trường. Tùy vào từng công ty với những sản phẩm đặc thù mà yêu cầu có khác nhau cho các ứng viên. Tuy nhiên, nói chung thì điều kiện không quá cao, cơ bản là khả năng giao tiếp mềm dẻo, năng động, linh hoạt. Môi trường làm việc của nghề MLM  cũng rất sôi động vì sự cạnh tranh giữa các nhà phân phối  luôn luôn tồn tại. Họ cạnh tranh nhau bằng uy tín, năng lực số lượng  đối tác tìm được cũng như khối lượng hàng hóa bán ra.

Nhà phân phối  - Anh là ai?

Trong MLM , lực lượng nhà phân phối  được xem là một công cụ truyền thông cá thể hiệu quả. Nhà phân phối không chỉ truyền thông điệp đến KH về lợi ích và tính ưu việt của SP mà còn thu nhận lại phản hồi của KH về SP đó cho công ty. Điều này làm cho nhà phân phối  trở thành một công cụ truyền thông hữu hiệu nhất trong tất cả các công cụ truyền thông.

Nhà phân phối  là chiếc cầu nối giữa KH và doanh nghiệp. Người làm MLM  vừa phải bảo đảm lợi ích của công ty mình: bán được SP với đúng giá mang lại lợi nhuận, vừa phải chăm sóc quyền lợi của KH: mua được SP ở mức giá phải chăng, giúp họ sử dụng SP của mình một cách hiệu quả nhất và mang lại lợi ích cao nhất cho KH.

Công việc của một Nhà phân phối :


- Tìm kiếm đối tác kinh doanh , thiết lập quan hệ với KH, đàm phán ký kết hợp đồng kinh tế, thực hiện các chiến lược phát triển kinh doanh, MLM  của ban lãnh đạo, báo cáo số lượng, phản hồi từ KH và tình hình kinh doanh.

-  Lập và triển khai kế hoạch chia sẻ sản phẩm . 

- Cung cấp thông tin SP, khuyến mãi, và giá cả qua việc xác định các yêu cầu KH; tư vấn cho KH trong việc tìm địa điểm, ngân sách, tiến độ, chất lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng và lựa chọn phương án tối ưu.

- Liên lạc thường xuyên, thuyết trình phương án, theo đuổi và thuyết phục KH ký hợp đồng.

- Phát triển  và duy trì mối quan hệ tốt đẹp , bền vững với KH, chủ động tìm kiếm nguồn KH kinh doanh mới...

Những tố chất cần có của 1 Nhà phân phối 


- Khả năng giao tiếp và đàm phán tốt là những tố chất không thể thiếu của một nhà phân phối  giỏi. Đặc biệt, trong kinh doanh SP vô hình như ngành dịch vụ, khi tạo dựng được mối quan hệ tốt với KH, bạn đã đạt được 80% cơ hội thành công. Vì thế kỹ năng mềm (kỹ năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý KH, khả năng nói trước công chúng...) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. 

- Phải có kiến thức chuyên sâu về SP để "đụng đâu biết đấy" chứ không ú ớ khi KH thắc mắc. Phải làm cho SP của mình được đối tượng thấy nhiều ưu điểm so với các SP cùng loại khác. Đây là một yếu tố rất quan trọng vì chỉ khi bạn hiểu bạn đang chia sẻ bán cái gì thi bạn mới bán được nó.

- Có vốn hiểu biết sâu rộng: Người làm MLM  không nên chỉ là một nhân viên kinh doanh thuần túy vì họ cần có khả năng tư vấn cho KH, họ phải biết cách nói như thế nào để tăng khả năng thuyết phục người nghe. Vì vậy, không những phải trau dồi hiểu biết về SP, dịch vụ của công ty, họ còn phải cập nhật kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội và cả nghệ thuật nữa. Ví dụ, để thắt chặt mối quan hệ với KH, nhà phân phối  nên biết trò chuyện với KH về đề tài họ quan tâm, chắn chắn họ sẽ có nhiều thiện cảm tốt dành cho bạn. Và “9 người thì 10 ý”, vì vậy bạn nên chuẩn bị cho mình kiến thức ở nhiều lĩnh vực để có thể nói chuyện trong nhiều đề tài khác nhau mà KH quan tâm. Chính vì vậy, có thể nói rằng, nghề MLM  như một công việc đi kết bạn, đi chia sẻ những điều tốt nhất cho khách hàng của mình.

- Linh hoạt để nắm bắt nhu cầu của KH nhằm đáng ứng đúng cái mà họ đang cần. Năng động để hiểu tâm lý, khéo léo hướng KH lựa chọn SP của mình. Công đoạn từ tìm kiếm KH đến việc KH lựa chọn SP trải qua rất nhiều giai đoạn và khâu chuẩn bị. Bạn phải luôn bám sát tâm lý của KH để có thể phục vụ KH kịp thời.

- Nhà phân phối   Một thực tế đầy thách thức đối với nhà phân phối  là họ phải chứng tỏ được khả năng của mình thông qua kết quả kinh doanh đạt được. Vì vậy nghề MLM  đòi hỏi nhân viên phải có khả năng chịu đựng áp lực cao và tinh thần thép để vượt qua những thách thức đó. Họ còn phải linh hoạt để thích nghi với nhiều thay đổi và tìm ra giải pháp thích hợp cho từng vấn đề.

- Nhà phân phối  là người có bản lĩnh cao. Họ luôn phải đối đầu với những cái lắc đầu, những lời từ chối và đôi khi là thái độ thiếu thiện cảm. Trong 10 lần chia sẻ thì có lẽ chỉ có 1 lần KH đồng ý. Nếu là những người mới vào nghề thì thật khó khăn khi phải đương đầu với những lời từ chối ấy. Tuy nhiên, nhà phân phối  chuyên nghiệp là người kiên trì, đôi khi là lì lợm và có bản lĩnh cao nên họ có thể vượt qua những sự từ chối đó.

- Mặt khác, công việc chia sẻ bán hàng cũng là một nghệ thuật nên mỗi nhà phân phối  cũng phải có tư chất riêng thì mới đem lại kết quả mong muốn. Ví dụ, vẻ bề ngoài của nhà phân phối cũng là một trong những nhân tố giúp họ có được hợp đồng, thế nên, các nhà phân phối  thường "tút" lại ngoại hình sao cho "pro" một chút, đủ để họ tự tin, năng động trước những KH khó tính. 

                                                                    
                                                                             Lê Công Lý

CÔNG DỤNG TRÁI CÂY CHỮA BỆNH


Có nhiều loại trái cây có những hoạt chất giúp bảo vệ sức khỏe và càng ngày người ta càng phát hiện ra nhiều đặc tính y học mới có thể giúp chúng ta sống một đời sống khỏe mạnh, không phải lo lắng đến bệnh tật.


Sơ ri giúp giảm đau
Cho dù ăn sống hay chế biến, sơ ri đều có tác dụng giảm đau. Sơ ri chín mọng có công dụng y học rộng rãi, từ giảm đau trong bệnh viêm khớp xương cho đến bệnh ung thư. Nhiều người bị đau khổ vì chứng bệnh viêm khớp xương nên ăn nhiều sơ ri.
Sơ ri còn chứa nhiều melatonin - một loại hormon có tác dụng điều hòa giấc ngủ. Sơ ri cũng chứa chất Quercetin có tác dụng chống ung thư và lão hóa. Ngoài ra, còn có một chất khác là perillyl đã được tỏ rõ có khả năng chống ung thư vú, tuyến tiền liệt và buồng trứng.
Bưởi giúp hạ cholesterol
Bưởi chứa vitamin C, nhưng nó còn chứa nhiều hoạt chất khác rất có lợi. Một trong những chất đó là pectin, một dạng chất xơ, giúp hạ bớt nồng độ cholesterol. Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Texas (Mỹ) đã khám phá pectin có công dụng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư.
Tuy nhiên, ăn sống có lợi hơn uống nước ép vì chính trong xác bưởi mới có nhiều pectin. Một chất khác có tên là acid glucoric giúp hạ cholesterol mà bưởi lại chứa chất này nhiều hơn bất cứ loại trái cây nào khác.
Bưởi cũng chứa nhiều glutathione, một loại acid amin có tác dụng tăng cường hoạt lực của vitamin C giúp miễn nhiễm. Cuối cùng là chất naringin, một flavonoid chống oxy hóa, rất có lợi cho bệnh nhân bị xơ vữa động mạch. Bưởi cũng chứa chất beta-carotein và lycopene. Cả hai loại này có chung tác dụng chống ung thư. Bưởi càng đỏ, công dụng chống ung thư càng cao.
Dâu tây hỗ trợ trí nhớ
Dâu tây và phúc bồn tử chứa hai hoạt chất quý giá là anthocyanin và acid ellagic. Chất anthocyanin trong dâu tây có tác dụng giúp não khỏi bị thoái hóa theo thời gian. Tiến sĩ James Joseph thuộc viện Dinh dưỡng và Canh nông ở Boston (Mỹ) cho biết, ông nhận thấy những con chuột già được ăn một khẩu phần giàu chất dâu tây sau một thời gian đã trở lại linh hoạt và minh mẫn không kém lũ chuột nhỏ.
Thoạt đầu, Joseph và các đồng nghiệp nghĩ chất anthocyanin chỉ có công dụng chống oxy hóa, nhưng sau họ khám phá ra có những gốc synergy có trong hợp chất này đã giúp trí nhớ được khôi phục. Hoạt chất thứ hai, acid ellagic, giúp chống ung thư theo hai cách: Bảo vệ tế bào khỏi bị phá hủy và đẩy nhanh sự lão hóa của tế bào ung thư. Ngoài ra, dâu tây còn chứa một chất chống oxy hóa khác là glutathione cũng có công dụng chống ung thư.
Dưa hấu chống ung thư
Dưa hấu là một loại quả chống ưng thư. Với 92% khối lượng là nước, nhưng dưa hấu chứa nhiều hoạt chất quý giá. Một tách nước ép dưa hấu chứa đủ lượng cần thiết vitamin C, vitamin A và potassium.
Dưa hấu còn chứa một acid amin có tên là citrulline giúp lợi tiểu. Ngoài ra, lycopene chứa trong dưa hấu cũng nhiều hơn 60% so với cà chua, có công dụng phòng chống ung thư vì lycopene giúp kìm hãm sự lan tỏa của tế bào ung thư. Các nhà khoa học tin chất carotenoid có trong dưa hấu rất hữu hiệu trong việc chống ung thư vú, ruột già và tuyến tiền liệt.
Quả việt quất giúp chống bệnh tim
Jess Reess, nhà khoa học thuộc trường Đại học Wisconsin ở Madison (Mỹ), cho biết chất phenol chứa trong quả việt quất (cranberry) có cùng họ với chất phenol có trong rượu vang đỏ, từng được biết có tác dụng bảo vệ tim mạch.
Việt quất còn được biết như một vị thuốc chữa bệnh viêm đường tiểu, dùng để điều trị hỗ trợ. Dược lực này nằm trong một nhóm có tên gọi là tannin (chất chát). Tannin tráng một lớp mỏng lên thành bàng quang khiến vi khuẩn không bám vào được và bị trục xuất ra ngoài theo dòng nước tiểu.
Các cuộc thử nghiệm cũng cho thấy cranberry còn có tác dụng chống cao răng và kháng khuẩn Helicobacter pylori gây ra bệnh đau dạ dày. Điều đó giải thích tại sao những người siêng uống trà có răng rất chắc vì trà chứa nhiều tannin chống cao răng.  
                                                                               Lê Công Lý  Sưu Tầm

LỢI ÍCH TỪ CHUỐI


Thay vì ăn các loại đồ ngọt, thực phẩm nhiều đường, cứ mỗi 2 tiếng, bạn ăn 1 quả chuối, vừa giúp giảm căng thẳng, vừa giúp giữ cân. Và đây chỉ là 1 trong 15 lợi ích từ chuối.
1. Thiếu máu
Quả chuối có chứa nhiều sắt nên có thể kích thích việc sản xuất các haemoglobin trong máu và do đó nó sẽ giúp ích nhiều cho những người đang thiếu máu đấy.
2. Huyết áp
Trong loại trái cây nhiệt đới này chứa khá nhiều kali nhưng ít muối. Chính vì thế đây là thực phẩm hoàn hảo giúp đánh bại chứng huyết áp và nguy cơ đột qụy.
3. Tăng trí nhớ
Được biết 200 sinh viên tại một trường học nổi tiếng ở Anh đã trải qua các kỳ thi bằng cách ăn chuối vào bữa sáng để tăng sức mạnh não bộ của họ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các kali hiện diện trong chuối có thể giúp hỗ trợ thêm việc học, cải thiện trí nhớ.
4. Táo bón
Chuối có nhiều chất xơ vì vậy chế độ ăn uống với chuối hằng ngày có thể giúp khôi phục lại hoạt động bình thường của ruột, giúp khắc phục được những triệu chứng táo bón khó chịu mà không cần đến thuốc nhuận tràng.
5. Nóng ruột, ợ hơi
Một trong những cách nhanh nhất để chữa những cơn nóng ruột và nôn nao là ăn một quả chuối ngọt với mật ong. Chuối giúp dạ dày bình tĩnh trở lại còn mật ong giúp tăng đường huyết.
Ngoài ra, chuối có tác dụng kháng acid tự nhiên trong cơ thể vì vậy nếu bị ợ nóng, hãy ăn một quả chuối.

6. Giảm ăn vặt
Ăn vặt bằng chuối giữa các bữa ăn sẽ giúp giữ mức đường huyết và giúp bạn giảm được thói quen ăn vặt nhiều tác hại đấy.
7. Muỗi cắn
Khi bị muỗi hoặc côn trùng cắn, bạn hãy thử xát chuối lên da ở khu vực này xem sao nhé. Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên thấy nó thật hữu hiệu khi làm giảm sưng và ngứa.
8. Tốt cho hệ thần kinh
Chuối có nhiều sinh tố B giúp hệ thần kinh bình tĩnh và tư duy tốt. Các vitamin B6 có trong chuối giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn. Chất tryptophan - một loại protein mà cơ thể chuyển đổi thành serotonin - giúp thư giãn, cải thiện tâm trạng. Vì thế, chuối cũng đặc biệt rất hữu ích với những người mắc chứng trầm cảm hay trầm cảm theo mùa.
9. Tăng cân do áp lực nơi làm việc
Các nghiên cứu tại Viện Tâm lý học ở Áo cho thấy áp lực trong công việc dẫn đến nhiều nhân viên hứng thú với một số thực phẩm như sô cô la và đồ ngọt khác gây ra tình trạng thừa cân. Do đó, để tránh chứng thèm ăn trước áp lực công việc, hãy tự kiểm soát mức độ đường trong máu bằng cách ăn vặt với thực phẩm giàu carbohydrate - như chuối (cứ mỗi 2 tiếng ăn 1 quả).
10. Giúp bỏ thuốc lá
Chuối có thể giúp những người đang cố gắng bỏ hút thuốc lá hoàn thành mục tiêu của mình. Vì nó có chứa nhiều vitamin C, A1, B6, B12, kali và magiê giúp cơ thể phục hồi sau những ảnh hưởng của chất nicotin có trong thuốc lá.
11. Stress
Kali là một khoáng chất quan trọng giúp bình ổn các nhịp tim, gửi ôxy lên não và điều hòa nước cân bằng cho cơ thể. Nó cũng giúp tăng tỷ lệ trao đổi chất, làm giảm rõ rệt những stress hằng ngày.
12. Đột quỵ
Với những người bị đột quỵ nếu ăn chuối như một phần của một chế độ ăn uống thường xuyên có thể giúp cắt giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ xuống 40%.
13. Kiểm soát nhiệt độ cơ thể
Ăn chuối là một cách hạ thấp nhiệt độ cơ thể. Ví như tại Thái Lan, phụ nữ mang thai rất sính ăn chuối để đảm bảo cho em bé của họ sinh ra không bị nóng trong và bị nhiệt.
14. Chống rối loạn đường ruột
Chuối được sử dụng như thực phẩm cho chế độ ăn uống chống rối loạn đường ruột. Nó cũng tốt cho những trường hợp loét đường ruột mạn tính và làm giảm kích thích lớp màng dạ dày.
15. Hột cơm, mụn cóc
Những người quan tâm về chăm sóc da một cách tự nhiên thường truyền nhau bí quyết: đặt một lớp chuối mỏng trên hột cơm hoặc mụn cóc sẽ giúp da mềm mại và nhanh chóng sạch mụn, không để lại những vết thâm.
                                                                                   Lê Công Lý  Sưu Tầm
                                                                                                                 

BẠN CÓ BIẾT

Nụ hôn không chỉ là cử chỉ đẹp thể hiện tình yêu nồng nàn mà nụ hôn còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ và sắc đẹp nữa đấy!


1. Bảo vệ răng miệng
Nụ hôn có thể thay thế cho tất cả các loại kẹo chewing gum, nó có tác dụng phòng chống các mảng bám trên răng, chống sâu răng và cao răng.
Khi hôn có thể tiết ra một lượng lớn nước bọt, trong đó có chứa chất canxi và phốt pho rất có lợi trong việc phòng sâu răng và viêm lợi. Ngoài ra, trong quá trình hôn độ pH trong nước bọt trung tính phòng chống các bệnh về răng lợi.


2. Làm đẹp cho làn da
Một nụ hôn mãnh liệt khiến cho hơn 30 phần cơ trên mặt rơi vào trạng thái hồi hộp, căng thẳng khiến da dẻ trở nên bóng mịn hơn và làm tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu.
Tác dụng bảo vệ da của nụ hôn còn tốt hơn tất cả những sản phẩm dưỡng da vì trong quá trình hôn sẽ khiến bạn có cảm giác khoan khoái.

3. Giảm cân hiệu quả
Một nụ hôn mãnh liệt sẽ làm tiêu hao ít nhất 12 calo nhiệt lượng. Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả giảm cân bạn cũng không cần phải có những nụ hôn quá cuồng nhiệt.
Các nhà khoa học cho biết, mỗi ngày cần đến 3 nụ hôn, mỗi lần hôn kéo dài khoảng 20 giây là bạn có thể đạt được tiêu chuẩn về trọng lượng cơ thể rồi!

4. Giảm đau
Hormone endorphin là một loại thuốc gây tê rất tốt cho trong nụ hôn. Những nụ hôn càng mãnh liệt thì cơ thể càng tiết ra nhiều hơn loại hormone này.
Kết quả là nụ hôn mãnh liệt có thể sản sinh ra lượng hormone tương đương với một viên thuốc giảm đau. Trong quá trình hôn dịch nước bọt còn có thể tự sản sinh ra chất kháng sinh.


5. Giảm stress
Nụ hôn giúp giảm stress - ngăn chặn sự hình thành hormone lớp ngoài tuyến thượng thận. Loại hormone này là thủ phạm chính gây nên các bệnh như: cao huyết áp, cholesterol cao, mất ngủ, teo cơ.
Nụ hôn còn có thể kích thích sản xuất adrenaline, ngăn chặn sự hình thành các hormone gây stress để đảm bảo cho bạn luôn có một tâm hồn vui tươi. Hàng ngày nên hôn ít nhất 3 lần có thể sẽ khiến bạn luôn sống trong không khí vui tươi và lãng mạn suốt 24 giờ.


6. Nâng cao hệ thống miễn dịch
Trong nước bọt có chứa một lượng vi khuẩn rất lớn. Có tới 20% vi khuẩn khác nhau trên mỗi người.
Trong khi hôn miệng đối phương, một lượng vi khuẩn trong số đó đã truyền sang nhau, số vi sinh vật này có thể sản sinh các phản ứng khác nhau. Do đó có thể kích thích hệ thống miễn dịch của mỗi người sản sinh ra các kháng thể đặc biệt, khoa học còn gọi hiện tượng này là “sự giao lưu miễn dịch”.
                                                                                   Lê Công Lý Theo  A.L

THIẾU HỤT VI CHẤT


Vi chất dinh dưỡng (vitamin và khoáng chất) có thể bị thiếu trong các tình huống khác nhau. Những thiếu sót phổ biến nhất và quan trọng đối với sức khỏe của dân số là:
  • Thiếu Iốt rối loạn
  • Thiếu máu , thiếu sắt
  • Vitamin A thiếu hụt
  • WHO hỗ trợ các nước trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược và các chương trình cho việc loại bỏ những thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.
  • Thuật ngữ rối loạn thiếu iốt
  • được đặt ra vào năm 1983 để nhấn mạnh nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng của thiếu iốt . Các hiệu ứng nổi tiếng nhất của quốc tế là bướu cổ và đần độn, có thể nhìn thấy một điều kiện đặc trưng bởi tổn thương não nghiêm trọng xảy ra trong cuộc sống rất sớm. Có ý nghĩa lớn hơn là mức độ tinh tế suy giảm tâm thần, xảy ra dường như trẻ em bình thường trong khu vựcthiếu iốt. Hậu quả là phổ biến và bao gồm kết quả học tập kém, suy giảm khả năng trí tuệ và khả năng lao động bị suy giảm. Chiến lược chính cho sự kiểm soát của quốc tế là iodization muối phổ quát, đó là bảo đảm iodization muối cho tất cả con người và động vật
  • Thiếu máu , thiếu sắt
  •  ảnh hưởng đến hơn 3,5 tỷ người trong thế giới phát triển, ăn cắp sức sống từ các bạn trẻ và người già và làm suy yếu sự phát triển nhận thức của trẻ em. Thiếu sắt có một lớn, nhưng cho đến gần đây hầu như hoàn toàn không được công nhận, chi phí kinh tế. Nó cũng cho biết thêm gánh nặng cho hệ thống y tế, ảnh hưởng đến học tập và kết quả học tập, và làm giảm năng suất người lớn. Ngân hàng Thế giới, WHO và Đại học Harvard đã mô tả tình trạng thiếu sắt là có chi phí cao hơn so với bất kỳ bệnh nào khác, ngoại trừ bệnh lao. Hậu quả của thiếu sắt và thiếu máu thiếu sắt đặc biệt là rất nhiều. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ em bao gồm phát triển và phối hợp động cơ bị suy giảm, suy giảm phát triển ngôn ngữ và thành tích học tập, tâm lý và hành vi (thiếu chú ý, mệt mỏi, vv) và giảm hoạt động thể chất. Ở người lớn của cả hai giới thiếu máu thiếu sắt làm giảm hoạt động thể chất và năng thu nhập và giảm sức đề kháng mệt mỏi. Ở phụ nữ mang thai ảnh hưởng của thiếu máu thiếu sắt bao gồm tăng bệnh suất của mẹ và tử vong, tăng bệnh tật của thai nhi và tử vong và nguy cơ gia tăng trọng lượng sinh thấp. Phòng và điều trị thiếu máu trong ba chiến lược: cải thiện chế độ ăn uống, pháo đài của mặt hàng chủ lực (giống như những gì) và đồ gia vị (như nước tương và nước mắm), sắt, và bổ sung.
  • Thiếu Vitamin A
  •  đã được công nhận trong nhiều thập kỷ là nguyên nhân hàng đầu của thời thơ ấu thể phòng ngừa được mù ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, ở trẻ em thiếu hụt vitamin A, nguy cơ tử vong do tiêu chảy, bệnh sởi và sốt rét tăng 20-24%. VAD ở trẻ em cũng dẫn đến chậm phát triển. VAD ở phụ nữ có thể làm tăng nguy cơ bệnh tật và tử vong trong thời kỳ mang thai và giai đoạn đầu sau sinh, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể làm tăng nguy cơ tử vong trẻ sơ sinh trong vài tháng đầu tiên của cuộc sống. Phụ nữ cho con bú với VAD vú sản xuất sữa có nồng độ thấp của vitamin A, là một trong những nguyên nhân chính của VAD ở trẻ nhỏ. Sự thiếu hụt vitamin A là chủ yếu là do uống không đầy đủ các vitamin A và pro-vitamin A thông qua chế độ ăn uống, tuy nhiên, tập thường xuyên các bệnh nhiễm trùng (như nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh lao), tiêu chảy và nhiễm trùng sâu làm tăng nhu cầu về vitamin A và góp phần vitamin Sự thiếu hụt, đặc biệt là khi lượng vitamin A là đã đủ. Ngoài ra, bệnh sởi có ảnh hưởng precipatory về việc sử dụng tăng tốc của vitamin A và do đó tăng nguy cơ thiếu vitamin A và mù liên quan.Phụ nữ có yêu cầu cao hơn của vitamin A hơn nam giới do mang thai và cho con bú. Công tác phòng ngừa và điều trị thiếu hụt vitamin A là dựa trên sự kết hợp các biện pháp trong đó bao gồm cải thiện chế độ ăn uống, bồi bổ (ví dụ như dầu và chất béo) và bổ sung, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và phụ nữ cho con bú.                        
     

BÁO DOANH NHÂN




Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty TNHH Thiên sư VN khai trương trụ sở mới
Ngày đăng: 28/10/2011
(TBDN) Ngày 27/10/2011, Công ty TNHH Thiên sư Việt Nam sẽ chính thức khai trương trụ sở mới tại 435D - 435E Hoàng Văn Thụ, P4 (Q. Tân Bình, TP. HCM). Trụ sở có quy mô 1.800 m2, được thiết kế, trang bị hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng của DN trong những năm tới.

Thiên sư Việt Nam thuộc Tập đoàn Thiên sư - một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực bán lẻ, du lịch, tiền tệ, thương mại quốc tế, thương mại điện tử…   
Tập đoàn Thiên sư đã thành lập chi nhánh ở 110 quốc gia với hơn 30 triệu hộ gia đình trên toàn cầu - sử dụng sản phẩm, gồm các loại thực phẩm chức năng: trà giúp giảm mỡ máu, viên tảo Spirulina, viên đông trùng hạ thảo, viên kẽm Thiên sư, viên giúp điều hòa mỡ máu tăng cường sức khỏe, viên làm đẹp, viên nhai canxi, viên giáp xác chitosan, viên canxi lecithin, viên xơ thực phẩm và các dụng cụ bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, đồ gia dụng…
Hiện Công ty đã mở các chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP. HCM. Thiên sư Việt Nam đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan ban, ngành. Ngày 18/01/2010, nguyên Chủ Tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến thăm và làm việc tại nhà máy sản xuất của Thiên sư - Hải Dương.
Việt Nam được xác định là một trong 10 thị trường trọng điểm của Tập đoàn Thiên sư. Theo đó, chiến lược phát triển đến năm 2013, Thiên sư Việt Nam phấn đấu chiếm 20% thị phần trong ngành tại Việt Nam với cơ cấu thực phẩm chức năng chiếm 67% doanh số, mỹ phẩm chiếm 7%, hóa mỹ phẩm 7%, doanh số hàng tháng đạt 3 triệu USD.    
Ngọc Thủy 

SINH NHẬT TIENS


NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ 120/2005/NĐ-CP


Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

29-10-2005


Ngày 30/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 120/2005/NĐ-CP quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Nghị định  gồm có 5 chương, 63 điều, tập trung cụ thể hoá các vấn đề:
- Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, hình thức và mức độ xử lý;
- Thẩm quyền và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với quyết định của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Nghị định 120/2005/NĐ-CP là nghị định thứ ba về lĩnh vực cạnh tranh được Chính phủ ban hành trong năm nay tiếp sau Nghị định 110/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2005 quy định về tổ chức bán hàng đa cấp và Nghị định 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật cạnh tranh ngày 15 tháng 9 năm 2005. Ba nghị định này cùng với các Quyết định thành lập và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh đang được dự thảo sẽ góp phần hoàn thiện quy định pháp luật cho việc thực thi Luật cạnh tranh một cách hiệu quả.
Nghị định 120/NĐ-CP có những nội dung cơ bản sau đây:
- Về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, Nghị định quy định rõ ba loại hành vi vi phạm: hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh (thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng ví trí độc quyền và tập trung kinh tế), hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác. Các hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ được xử lý theo quy định của Luật cạnh tranh còn các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác sẽ được xử lý theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.
- Về hình thức xử lý vi phạm, Nghị định quy định hai hình thức là hình thức xử phạt (phạt cảnh cáo, phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung) và các biện pháp khắc phục hậu quả. Về mức độ xử lý, đối với các hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh, mức phạt thông thường là lên đến 5% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Trong trường hợp có tình tiết tăng nặng, mức phạt có thể lên đến 10% tổng doanh thu của năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Mức phạt đối với loại hành vi vi phạm kiểm soát hạn chế cạnh tranh cao là vì các hành vi vi phạm loại này nếu xảy ra sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trên thị trường liên quan hoặc thậm chí của cả nền kinh tế. Đối với các hành vi vi phạm khác, mức phạt thay đổi tuỳ theo từng hành vi cụ thể, trong đó mức nhẹ nhất là phạt 500.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và nặng nhất là mức phạt có thể lên đến 100 triệu đồng đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
- Về thẩm quyền xử lý vi phạm, Nghị định quy định rõ thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hạn chế cạnh tranh thuộc về Hội đồng cạnh tranh còn thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh khác thuộc về Cơ quan quản lý cạnh tranh. Ngoài ra, trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết phải chuyển giao hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo Điều 94 của Luật cạnh tranh.
- Về giải quyết khiếu nại tố cáo, Nghị định quy định tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh hoặc bị áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính có quyền khiếu nại quyết định xử lý vi phạm của Hội đồng cạnh tranh, Cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc khiếu nại quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính của Chủ tịch Hội đồng cạnh tranh hoặc Thủ trưởng Cơ quan quản lý cạnh tranh. Ngoài ra, nếu tiếp tục không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại, các bên liên quan có thể khởi kiện vụ án hành chính đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định khiếu nại.

CÁC GIẢI THƯỞNG QUỐC TẾ



 CÁC GIẢI THƯỞNG QUAN TRỌNG CỦA TẬP ĐOÀN THIÊN SƯ
  • Giấy chứng nhận ISO 9002, FDA, GMP
  • Sản xuất được công nhận là "sản xuất để cải thiện" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương Giấy Chứng Nhận từ Liên Hiệp Quốc 
  • Chứng chỉ và huy chương vàng từ Liên hiệp quốc "Đối với sự đóng góp để cải thiện của nhân loại " 
  • Giấy chứng nhận "sản xuất tốt nhất các dịch vụ y tế công cộng cho các nhà du hành vũ trụ "
  • Vàng và huy chương bạc cho Mechnikova tên "Để góp phần thiết thực tăng cường sức khỏe của dân tộc "  
  • 13 Huy chương vàng của Tổ chức Thế giới của các dịch vụ y tế Công Cộng 
  • Giải thưởng "Vì một thành tích xuất sắc trong lĩnh vực gerentology" (Mỹ Viện Quốc tế về y học Trung Quốc năm 1997) 
  • Huy chương vàng cho các thuộc tính cao cải thiện các sản phẩm (Hội thảo "Nhà phát minh, doanh nhân và nhà đầu tư", New York năm 1977) 
  • Giải thưởng "Đối với các sản phẩm bảo quản tốt nhất cho sức khỏe của người" (2-thứ hai hội thảo về một sự trao đổi chất của canxi, Trung Quốc, năm 1988) 
  • Văn bằng "Đối với sản xuất tốt nhất và hàng tiêu dùng hiện đại" (triển lãm quốc tế thực phẩm các chất liệu, Thiên Tân, năm 1994)
  • huy chương vàng (Hội nghị "y học dự phòng của Trung Quốc" và triển lãm hàng hoá được diễn ra trong phạm vi các giới hạn của tuần lễ quốc tế về khoa học và thế giới , năm 1994)  
  • Giải thưởng được đề cử "sản xuất tại Trung Quốc cho phụ nữ và trẻ em" (Trung Quốc, năm 1995) 
  • giải thưởng như là một dấu hiệu của sự tôn trọng và công nhận sáng chế xuất sắc trong lĩnh vực sản xuất cải thiện (hội nghị châu Á-Mỹ của nhà phát minh và doanh nhân năm 1997) 

NGHỊ ĐỊNH CHÍNH PHỦ 110/2005/NĐ-CP


CHÍNH PHỦ
Số: 110/2005/NĐ-CP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2005                          

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 3. Bán hàng đa cấp

1. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 3 của Luật Cạnh tranh.
2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau khi được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này.

Điều 4. Người tham gia bán hàng đa cấp

1. Người tham gia bán hàng đa cấp (sau đây gọi chung là người tham gia) là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, trừ những cá nhân được quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Những cá nhân sau đây không được tham gia bán hàng đa cấp:
a) Người đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc có tiền án về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, quảng cáo gian dối, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng, các tội về lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản;
b) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có Giấy phép lao động tại Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Điều 5. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp

1. Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp , trừ những trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hoá là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa;
c) Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Chương II
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai Quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp.
. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung sau đây:
a) Chương trình bán hàng, bao gồm cách thức trả thưởng; hợp đồng mẫu mà danh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia; thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán; quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán;
b) Chương trình đào tạo người tham gia, bao gồm nội dung đào tạo; thời gian đào tạo; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo; thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho người tham gia;
c) Quy tắc hoạt động trong đó hướng dẫn cách thức giao dịch và quy định liên quan đến bán hàng đa cấp;
d) Trách nhiệm của người tham gia;
đ) Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc tiếp thị hay trực tiếp bán hàng hoá và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;
e) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người tham gia và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng này;
g) Các vấn đề khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn có các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia;
b) Bảo đảm chất lượng của hàng hóa được bán theo phương thức bán hàng đa cấp;
c) Giải quyết các khiếu nại của người tham gia và người tiêu dùng;
d) Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia để nộp vào ngân sách Nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp cho người tham gia;
e) Quản lý người tham gia qua hệ thống thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định;
g) Thông báo cho người tham gia những hàng hoá thuộc diện không phải mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

Điều 7. Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 8. Trách nhiệm và những hành vi bị cấm của người tham gia

1. Khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp người tham gia có những trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng;
b) Thông báo đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Đưa tin trung thực, chính xác về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hoá được bán;
d) Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
2. Cấm người tham gia thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội, hay các hoạt động tương tự khác;
b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 9. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bằng văn bản với người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung cơ bản của hợp đồng mẫu cho hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

1. Người tham gia có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp một thông báo bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia khi người tham gia vi phạm các quy định tại Điều 8 của Nghị định này và phải thông báo cho người tham gia biết bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Mua lại từ người tham gia hàng hoá đã bán cho người tham gia theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
b) Thanh toán cho người tham gia tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế mà người tham gia có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 11. Mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hoá đã bán cho người tham gia khi hàng hoá đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có thể bán lại theo mục đích sử dụng ban đầu của hàng hoá;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày người tham gia nhận hàng.
2. Trong trường hợp phải mua lại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:
a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong trường hợp doanh nghiệp phải chịu các chi phí quản lý, tái lưu kho và các chi phí hành chính khác thì phải hoàn lại tổng số tiền không ít hơn 90% khoản tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó.
3. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia đã nhận từ việc nhận hàng hoá đó.
4. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện không phải mua lại bao gồm: hàng hoá khi trả lại đã hết hạn sử dụng, hàng hoá theo mùa hoặc hàng hoá dùng để khuyến mại.

Điều 12. Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng hoặc người tham gia trong các trường hợp sau đây:
a) Người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác khi thực hiện đúng Quy chế hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp;
b) Người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia để bảo đảm người tham gia thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
3. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Điều 8 của Nghị định này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Điều 13. Thông tin về các lợi ích khi tham gia bán hàng đa cấp

Trường hợp sử dụng một cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt động bán hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoặc người tham gia phải nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ có biên lai xác nhận của cơ quan thuế đã thu thuế của người đó.

Chương III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP
Điều 14. Điều kiện cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
Doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
1. Đã thực hiện ký quỹ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.
2. Kinh doanh hàng hóa phù hợp với ngành nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Có đủ điều kiện kinh doanh hoặc được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
4. Có Chương trình bán hàng minh bạch và không trái pháp luật.
5. Có Chương trình đào tạo người tham gia rõ ràng.

Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được nộp tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo mẫu của Bộ Thương mại.
2. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Nghị định này.
4. Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
5. Danh sách và lý lịch của những người đứng đầu doanh nghiệp có ảnh và xác nhận của công an xã, phường nơi cư trú. Đối với người nước ngoài, phải có xác nhận của Đại sứ quán hoặc cơ quan lãnh sự tại Việt Nam của nước người đó mang quốc tịch.
6. Chương trình bán hàng có các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.
7. Chương trình đào tạo người tham gia có các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Nghị định này.

Điều 16. Thủ tục cấp, bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh có trách nhiệm cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khi hồ sơ của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 14 của Nghị định này.
Trường hợp không cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp phải nộp lệ phí cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp. Mức thu lệ phí và chế độ quản lý, sử dụng lệ phí do Bộ Tài chính quy định.
3. Trường hợp có những thay đổi liên quan đến nội dung của Chương trình bán hàng thì doanh nghiệp có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
Trình tự, thời hạn cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày cấp hoặc cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp, Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản tới Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại.
5. Khi doanh nghiệp bán hàng đa cấp phát triển mạng lưới bán hàng ra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà doanh nghiệp không đặt trụ sở chính, doanh nghiệp phải thông báo cho Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đó.
6. Bộ Thương mại quy định mẫu Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp và mẫu Thông báo tổ chức bán hàng đa cấp.

Điều 17. Ký quỹ

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 1 tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam.
2. Khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia.
3. Khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ trong trường hợp không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến việc chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa.

Điều 18. Thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp

1. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện;
c) Hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp có thông tin gian dối do cố ý;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đình chỉ ngay việc bán hàng đa cấp, đình chỉ việc tuyển dụng người tham gia mới và phải thực hiện trách nhiệm đối với người tham gia theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này hoặc bồi thường cho người tiêu dùng, người tham gia đối với các vụ việc phát sinh từ những giao kết trước ngày bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
3. Quyết định thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch gửi tới Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 19. Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

1. Khi muốn tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Thông báo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh đồng thời thông báo công khai ở trụ sở chính và thông báo cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Trong trường hợp tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 20. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp

Định kỳ 6 tháng doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về số lượng người tham gia, doanh thu và số thuế đã nộp của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người tham gia mà doanh nghiệp đã nộp hộ.

Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Thương mại

1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng đa cấp trong phạm vi cả nước.
2. Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại trong các nội dung quản lý cụ thể sau đây:
a) Hướng dẫn cho các Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch trong việc cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; kiểm tra việc quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của các Sở Thương mại, Sở Thương mại - Du lịch;
b) Trực tiếp kiểm tra, thanh tra hoạt động bán hàng đa cấp khi cần thiết. Xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp.
c) Kiến nghị với Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan đến việc đảm bảo trật tự trong tổ chức hoạt động bán hàng đa cấp, bảo vệ quyền lợi của người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, người tiêu dùng và giữ gìn ổn định kinh tế - xã hội.

Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương thức bán hàng đa cấp theo thẩm quyền và theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Thương mại theo quy định của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp; thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn và báo cáo định kỳ với Cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại về việc kiểm tra, giám sát đó.

Điều 23. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp

1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Vi phạm quy định về đối tượng được tham gia bán hàng đa cấp;
c) Vi phạm quy định về hàng hoá được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp;
d) Không thông báo đầy đủ thông tin theo quy định khi bảo trợ người tham gia mới vào mạng lưới bán hàng;
đ) Thực hiện những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp không được phép thực hiện;
e) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không ký hợp đồng bằng văn bản với người tham gia;
g) Vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
h) Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này;
i) Thay đổi nội dung của Chương trình bán hàng mà không làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;
k) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm quy định về số tiền ký quỹ, chi trả từ tiền ký quỹ trong quá trình hoạt động;
l) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật;
m) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
n) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính
1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Cạnh tranh và Pháp lệnh về xử lý vi phạm hành chính.
2. Thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 23 của Nghị định này được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã đăng ký kinh doanh trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Phan Văn Khải
TỔNG HỢP - TIN TỨC - SỰ KIỆN

TIẾNG ANH GIAO TIẾP